This post is also available in: English (English)
Với sự cam kết hoạt động của các thành viên và hỗ trợ của các tổ chức tài trợ, VMFWG đã đạt được những thành tựu đáng kể trong bốn lĩnh vực cụ thể.
Thứ nhất, trong việc cải thiện môi trường chính sách thuận lợi cho sự phát triển ngành tài chính vi mô, VMFWG đã tổ chức 02 hội thảo về quy định về lãi suất và trần lãi suất cho các tổ chức TCVM.
Thứ hai, trong việc giúp các thành viên tăng cường tiếp cận với các dịch vụ phát triển kinh doanh theo nhu cầu, VMFWG đã tổ chức hội thảo về bảo hiểm hưu trí vi mô; hội nghị Tài chính vi mô lần thứ năm về chuyển đổi các tổ chức TCVM tại Việt Nam; và khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo của thành viên để sử dụng hiệu quả nguồn lực đáp ứng nhu cầu thành viên.
Thứ ba, là tổ chức đầu mối cung cấp thông tin về hoạt động của Ngành, VMFWG xuất bản 01 báo cáo nghiên cứu về “Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị”.
Đặc biệt, chương trình giải thưởng doanh nhân vi mô Citi- Việt Nam năm 2013 đã được tổ chức thành công nhằm vinh danh 10 tổ chức TCVM, 01 Dự án TCVM nhỏ có sản phẩm dịch vụ sáng tạo, 30 khách hàng TCVM tiêu biểu và 05 cán bộ tín dụng có thành tích nổi bật.
Cuối cùng, để trở thành mạng lưới chuyên nghiệp và đại diện cho ngành TCVM Việt Nam, VMFWG thực hiện đánh giá năng lực mạng lưới và bắt đầu chuẩn bị chuyển đổi thành Hiệp hội Tài chính vi mô chính thức. Việc chuyển đổi này chính là thách thức lớn nhất của Mạng lưới hiện nay, và năm 2014 sẽ là năm dành riêng cho bước tiến này. VMFWG định hướng sẽ tập trung vào nâng cao năng lực của mạng lưới thông qua quá trình chính thức hóa chuyển đổi VMFWG; từ đó thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược của VMFWG và được đánh giá và giám sát bởi các thành viên. Từ đó, VMFWG có thể tiếp tục thực hiện sứ mệnh là đại diện và mạng lưới chuyên nghiệp của ngành.