This post is also available in: English (English)
Code: OTH-VIE-031 Tác giả: Ngân hàng thế giới Số lượng: 1 Thể loại: copy Tình trạng: 1/1GIỚI THIỆU
Trong vòng một phần tư thế kỷ qua Việt Nam đã trải qua một quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội ngoạn mục, phát triển từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một nước có thu nhập trung bình. Ngày nay, Việt Nam đang tiếp tục phát triển nhanh chóng, ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và đang trải qua những thay đổi quan trọng về pháp luật và cơ cấu.
Việt Nam đã có bước chuyển biến to lớn về bình đẳng giới, nhưng vẫn tồn tại những chênh lệch quan trọng về giới. Về phương diện tích cực, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục, lao động và y tế. Chênh lệch thu nhập xét theo giới tính ở Việt Nam thấp hơn nhiều nước Đông Á khác. Thực tế, xét theo nhiều thước đo, thu nhập của phụ nữ đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, khi tìm hiểu các dữ liệu một cách kỹ lưỡng hơn, chúng tôi thấy rằng còn tồn tại nhiều thách thức.
Ví dụ như sự chênh lệch giới trong tình trạng nghèo là nhỏ, nhưng phụ nữ lớn tuổi – đặc biệt là tại các vùng nông thôn – lại chiếm đa số trong số người nghèo. Phụ nữ đã đạt nhiều thành quả trong giáo dục nhưng vẫn tách biệt rõ ở một số lĩnh vực. Các chỉ số sức khỏe của phụ nữ đã được cải thiện đáng kể, nhưng những vấn đề về HIV và AIDS và bạo lực trên cơ sở giới vẫn ở mức cao. Một vấn đề lớn đó là việc tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh ra tăng từ 106 bé trai so với 100 bé gái trong năm 1999 (xấp xỉ mức cân bằng sinh học) lên đến 111 bé trai trên 100 bé gái trong năm 2006. Chênh lệch giới về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và thu nhập đã được cải thiện đáng kể, nhưng vẫn tồn tại những khác biệt giới và điều này có thể gây rủi ro cho phụ nữ. Phụ nữ thường làm các công việc dễ bị tổn thương hơn, ví dụ như những công việc tự do và các công việc gia đình không được trả lương, hai loại công việc được xem là không phải việc làm tử tế. Sự tồn tại phổ biến và dai dẳng của loại hình lao động không chính thức là một thử thách đối với Việt Nam trong việc củng cố vị thế thu nhập trung bình của mình…