Note thứ 9 chủ yếu nói về việc cấp tín dụng hàng loạt của các ngân hàng thời kỳ trước và trong khủng hoảng tài chính năm 2008. José cho rằng một yếu tố tạo nên cuộc khủng hoảng này là do các ngân hàng hy sinh sự kiểm soát chặt chẽ của việc cấp tín dụng để đổi lấy thị trường lớn, khiến cho rủi ro tín dụng không kiểm soát nổi, xuất hiện các bong bóng nợ mà các ngân hàng không thể đòi được. Đáng buồn là cách làm này vẫn được sử dụng trong thời điểm hiện tại.
Note tiếp tục bàn về việc dự đoán rủi ro của ngân hàng, cho rằng không nên dùng xác suất thống kê mà nên dùng công nghệ thông tin (ICT) – tức là theo dõi sát sao các khoản nợ và phản ứng kịp thời với các sự cố bất thường. Bản chất của tín dụng thực ra là người cho vay tin tưởng con nợ sẽ trả tiền và trả đúng hạn. Niềm tin này không thể tính toán được, do vậy nhất thiết cần có sự kiểm soát chặt chẽ từ ngân hàng, vì nếu túng thiếu quá thì con nợ nào cũng sẽ sẵn sàng quịt.
Những giải pháp được đưa ra bao gồm: Nâng cao vị thế của cán bộ tín dụng trong việc đánh giá khách hàng vay, cấp tín dụng và thu hồi nợ; giáo dục người vay về quyền và trách nhiệm của họ; làm việc chặt chẽ với Trung tâm thông tin tín dụng.
Đặc biệt là giải pháp cấp vốn hàng loạt được tác giả đưa ra cuối bài: Sử dụng mạng xã hội, website, truyền thông,… để thu thập thêm thông tin về khách hàng, qua đó lọc được đến 80% người vay không đủ tiêu chuẩn, nhờ đó giảm thời gian, chi phí, và giảm được cả số lượng chi nhánh của ngân hàng.
Tải về: Tại đây