This post is also available in: English (English)
Tác giả: Lê Thị Lân – CFRC Việt Nam – M7 Xuất bản: 8/2010 Thể loại: Bản chính Số lượng: 2GIỚI THIỆU
Tài chính vi mô du nhập vào Việt Nam đã qua 2 thập kỉ, theo nhiều con đường và phương pháp tiếp cận khác nhau. Có tới trên 300 dự án lớn nhỏ trải dài khắp đất nước. Cho dù còn nhỏ lẻ và phân tán, nhưng chính nó đã đến với những người nghèo và nghèo nhất, đặc biệt là phụ nữ và nhóm dân tộc thiểu số ở những vùng xa xôi hẻo lánh, vùng núi cao mà không dễ mấy ai đến đó. Hiện có trên nửa triệu người nghèo đang tham gia chương trình không phải chỉ để vay vốn mà còn để tích lũy tài sản, để thay đổi tư duy, hình thành nên những giá trị nhân cách mới thông qua sinh hoạt trong tổ chức của mình, để rồi từ đó thay đổi vị thế. Chính cơ chế tiếp cận của tài chính vi mô đã tạo nên những giá trị gia tăng này.
Trong bài viết ngắn này, cho dù có cố gắng đến mấy cũng không thể nào viết hết những thành tựu mà chị em đã làm nên, những khó khăn mà chị em đã gặp phải và những mong mỏi từ nhiều góc độ khác nhau.
Bài viết được chia làm 7 phần:
- Giới thiệu
- Khái niệm về tài chính vi mô
- Bối cảnh ra đời của TCVM Việt Nam
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM và tín dụng nhỏ
- Những thành tựu đạt được của TCVM
- Những trở ngại và hạn chế trong hoạt động TCVM tại Việt Nam
- Khuyến nghị